SỰ KHÁC NHAU GIỮA CỬA THOÁT NẠN VÀ CỬA CHỐNG CHÁY
12/10/2021 Tại các toà nhà chung cư và toà nhà cao tầng, chúng ta thường nghe rất nhiều những loại cửa như: cửa chống cháy và cửa thoát nạn. Và phần lớn nếu như mọi người không làm trong lĩnh vực xây dựng và PCCC hoặc chưa từng sử dụng sẽ nghĩ chúng là một loại cửa, chỉ khác nhau về cách gọi. Điều này dễ gây hiểu lầm trong cách thức sử dụng và sẽ có thể gây ra những thiệt hại không đáng có về tính mạng con người khi sử dụng chúng không đúng mục đích và tác dụng.
Trong bài viết này, FCBVN sẽ giúp bạn nhận biết được hai mẫu cửa này, cách phân biệt và công dụng của mỗi loại cửa là thế nào nhé!
Cửa thoát nạn là gì?
1. Khái niệm:
- Cửa này chỉ được lắp đặt ở một vị trí đó chính là lối thoát ra bên ngoài của tòa nhà. Cửa thoát nạn có thể mở ra liên tục và cửa này có thể hoặc không có khả năng chịu lửa. Sự ra đời của loại cửa này chính là để cho mọi người có thể thoát ra ngoài một cách nhanh nhất, an toàn và không phải chịu một sự cản trở nào.
2. Mục đích của cửa thoát nạn:
– Cho phép mọi người có thể di chuyển ra ngoài một cách nhanh chóng và an toàn khi có cháy nổ xảy ra.
3. Chức năng của cửa thoát nạn:
– Là ngăn chặn việc cháy lan truyền trong các công trình tòa nhà, cao ốc văn phòng, trường học, siêu thị… để trong thời gian đó những nơi không bị cháy mọi người có thể thoát ra ngoài bằng lối cầu thang đã được bảo vệ bằng cửa thoát nạn.
4. Vị trí lắp đặt:
– Cửa thoát nạn thường được đặt ở một nơi an toàn trong tòa nhà, ngăn chặn sự truy cập từ bên ngoài. Trên cửa lối thoát nạn sẽ được trang bị một tay đẩy và được đánh dấu khá rõ ràng. Thông thường trên đầu mỗi cửa thoát nạn các đơn vị thi công thường sẽ gắn tấm biển ghi “ lối thoát”/ “ Exit” để người dân có thể nhận biết một cách rõ ràng nhất.
– Cửa được lắp đặt ở các vị trí tùy theo bản thiết kế của mỗi công trình, thường được lắp đặt ở cầu thang bộ, lối thoát nạn, phòng máy, phòng kỹ thuật…
Cửa chống cháy là gì?
1. Khái niệm:
Cửa chống cháy là loại cửa được làm và lắp đặt bên trong tòa nhà với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Nếu xảy ra cháy nổ cửa chống cháy sẽ là cánh cửa có khả năng chịu nhiệt, chịu lửa ngăn chặn sự bùng phát của ngọn lửa và khói độc.
2. Mục đích của cửa chống cháy:
– Được sử dụng để ngăn chặn ngọn lửa, làm tăng thời gian lửa lan sang khu vực khác trong một khoảng thời gian nhất định (60; 90; 120 phút tùy loại cửa).
3. Chức năng của cửa chống cháy:
– Phải luôn luôn được đóng chặt trong toàn bộ thời gian xảy ra cháy nổ cho đến khi báo động cháy được tắt. Được thiết kế để ngăn khói và ngọn lửa trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 30 phút khi cửa đóng.
4. Vị trí lắp đặt:
Cửa chống cháy thường được lắp ở những lối thoát nạn như: cầu thang, nhà bếp, khu vực ăn uống, khu vực cất giữ vật liệu dễ cháy như giấy và thẻ trong tòa nhà, khu vực máy móc dễ gây cháy nổ, khu vực cách ly hay những nơi có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cao, phần lớn được lắp đặt tại những chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…
Hy vọng với những đóng góp nhỏ trong bài viết trên, FCBVN có thể giúp bạn đọc có thể hiểu và phân biệt rõ hơn về cửa chống cháy và cửa thoát nạn.